Kỹ thuật tiện chi tiết lệch tâm

 

            I. Khái niệm về chi tiết lệch tâm

            Chi tiết lệch tâm là chi tiết có các mặt trụ không đồng trục với nhau. Các chi tiết lệch tâm thường được dùng trong các máy móc có cơ cấu tay quay con trượt, cơ cấu cu lít, cơ cấu 4 khâu bàn lề và các cơ cấu có tay quay, các cơ cấu nêm, kẹp, . . . Chi tiết lệch tâm có thể  có dạng trục, dạng đĩa, dạng bạc. (Hình 3.1)

    

                                                   Hình 3.1: Các dạng chi tiết lệch tâm.

 

            II. Gia công chi tiết lệch tâm bằng cách khoan lỗ tâm lệch ( Hình 3.2)

            1. Nguyên lý: Theo phương pháp này thì khi gia công người ta sẽ dùng phương pháp gá chống tâm hai đầu với chi tiết có hai lỗ tâm lệch. Lỗ tâm lệch sẽ được lấy dấu và khoan bằng phương pháp nguội.

            2. Đặc điểm

            - Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện.

            - Do lấy dấu và khoan lỗ tâm bằng tay nên độ chính xác của độ lệch tâm không cao.

            - Dùng để gia công các chi tiết lệch tâm dạng trục có độ chính xác không cao.

            - Thực hiện chi tiết lỗ lệch tâm phức tạp hơn.

            3. Kỹ thuật

            - Xác định đường sinh chung: Dùng kỹ thuật vạch dấu để xác định một đường sinh chung của mặt trụ.

            - Vạch dấu xác định bán kính lệch tâm: Từ kết quả trên nối từ đường sinh với tâm ta được bán kính chuẩn bị gia công lệch tâm.

            - Xác định tâm lệch: Dùng kỹ thuật vạch dấu xác định tâm lệch dựa trên tâm mặt trụ hiện có.

            - Khoan lỗ tâm: Dùng phương pháp nguội hoặc phay để khoan hai lỗ tâm lệch trên hai đầu của chi tiết.

            - Gá đặt: Dùng phương pháp gá chống tâm hai đầu.

 

            Thực hiện quá trình cắt tương tự như khi gia công mặt trụ.

 

            III. Gia công chi tiết lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu ( Hình 3.3)

            1. Nguyên lý:Theo phương pháp này thì khi gia công người ta sẽ làm cho chi tiết bị lệch tâm khi gá trên mâm cặp 3 chấu bằng cách thêm vào một miếng can ở một chấu.

            2. Đặc điểm:

            - Phương pháp đơn giản dễ thực hiện.

            - Độ chính xác khá cao, phụ thuộc vào độ chính xác tính toán và chế tạo can.

            - Thường dùng chế tạo các chi tiết lệch tâm dạng trục ngắn, dạng bạc hay dạng đĩa.

            3. Kỹ thuật: ( Hình )

            - Tính toán kích thước can: Kích thước can được xác định theo công thức:

                        h = 1,5e (1 + ) mm

            Trong đó: - h : Kích thước can cần thiết. (mm)

                             - D: Đường kính phần chi tiết được can (kẹp). (mm)

                             - e: độ lệch tâm cần gia công. (mm)

            - Gia công can: Can có thể được ghép từ nhiều mãnh hoặc dùng các phương pháp gia công cơ khí để gia công can.

            - Gá đặt: Chi tiết được gá khơi trực tiếp trên mâm cặp 3 chấu. Trong đó có một chấu được chêm thêm miếng can có kích thước như đã tính toán.

            Tiến hành cắt tương tự như khi gia công mặt trụ bình thường.

                                        

                                    Hình 3.3: Gia công chi tiết lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu.

 

            IV. Gia công chi tiết lệch tâm trên mâm cặp 4 chấu

            1. Nguyên lý:Theo phương pháp này thì khi gia công người ta sẽ làm cho chi tiết bị lệch tâm khi gá trên mâm cặp 4 chấu bằng cách điều chỉnh các chấu không đồng bộ.

            2. Đặc điểm:

            - Phương pháp khá phức tạp, thực hiện khó, yêu cầu dụng cụ đo chính xác.

            - Độ chính xác cao.

            - Thường dùng gia công các chi tiết lệch tâm có chiều dài ngắn, gá khơi.

            3. Kỹ thuật: ( Hình3.4)

            - Gá và điều chỉnh độ chính tâm: Chi tiết được kẹp trên mâm cặp 4 chấu. Dùng cỡ vạch hoặc đồng hồ so để điều chỉnh độ chính tâm của chi tiết trên mâm cặp bằng cách nới lỏng và xiết chặt các chấu đối xứng.

            - Điều chỉnh lệch tâm: Cũng bằng cách nới lỏng và xiết chặt hai chấu đối xứng để tạo độ lệch tâm cho chi tiết sau khi đã điều chỉnh chính tâm. Lượng lệch tâm được xác định bằng đồng hồ so hoặc căn mẫu.

            Tiến hành cắt tương tự như khi gia công mặt trụ bình thường.

    

 

                                                Hình 3.4: Gia công chi tiết lệch tâm trên mâm cặp 4 chấu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                  Hình 3.4.b:  Cách kiểm tra và điều chỉnh chi tiết trên mâm 4 chấu.

 

 

            V. Kiểm tra độ lệch tâm

            1. Kiểm tra độ lệch tâm bằng thước đo cao:

            + Đặt trục cần kiểm tra lên khối V ( một hoặc hai khối). Xoay chi tiết, dùng thước đo cao xác định độ cao thấp nhất hmin.

            + Xoay chi tiết và dùng thước đo cao để xác định độ cao cao nhất hmax.

            + Độ lệch tâm được xác định theo công thức:

                        e =

            2. Kiểm tra độ lệch tâm bằng đồng hồ so:

            + Đặt chi tiết lên khối V hoặc gá lên hai mũi chống tâm (có thể gá trên máy). Dùng đồng hồ so và xoay chi tiết để xác định giá trị sai lệch nhỏ nhất Emin.

            + Tiếp tục xoay chi tiết để xác định giá trị sai lệch lớn nhất Emax.

            + Độ lệch tâm được xác định theo công thức:

                        e =

            3. Kiểm tra độ lệch tâm bằng du xích bàn dao ngang:

            + Chi tiết được gá trên máy tiện, dùng một cử được gá trên ổ dao, và xoay chi tiết và quay bàn dao ngang sao cho cử chạm vào biên dạng của chi tiết ở vị trí xa nhất. Đọc giá trị trên du xích bàn dao ngang X.

            + Tiếp tục xoay chi tiết đồng thời quay bàn dao ngang sao cho cử chạm vào biên dạng của chi tiết ở vị trí gần nhất. Đọc giá trị trên du xích bàn dao ngang Y.

            + Độ lệch tâm được xác định theo công thức:

                        e =  

 

 

 

Bài IV: Kỹ thuật tiện chi tiết định hình

 

            I. Gia công mặt định hình bằng phương pháp phối hợp hai chuyển động bằng tay

            1. Nguyên lý: Theo phương pháp này thì khi gia công mặt định hình người ta sẽ thực hiện chạy dao đồng thời theo hai phương bằng cách quay hai tay quay của bàn xe dao và bàn dao ngang bằng tay.

            2. Đặc điểm

                        + Dễ thực hiện, không yêu cầu dụng cụ, đồ gá phức tạp.

                        + Độ chính xác không có.

                        + Phương pháp gia công này thường dùng để chế tạo các chi tiết chỉ cần tính mỹ thuật, không cần độ chính xác.

            3. Kỹ thuật: ( Hình 4.1)

            + Gia công trục bậc gồm nhiều khối bao bề mặt cần gia công.

            + Dùng tay quay đồng thời hai tay quay để cắt bỏ phần thừa của các khối trên trục bậc và lượn dao để cắt chính xác biên dạng chi tiết.

            + Dùng dưỡng để kiểm tra bề mặt đã gia công. Cắt tiếp những vị trí còn dôi ra so với dưỡng.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                 

            Hình 4.1: Gia công mặt định hình bằng phương pháp phối hợp hai chuyển động bằng tay

 

  

            II. Gia công mặt định hình bằng dưỡng chép hình

            1. Nguyên lý: Khi gia công mặt định hình theo phương pháp này thì dao sẽ chuyển động theo một quỹ đạo đúng như biên dạng của chi tiết cần gia công nhờ vào một đầu dò tì vào một dưỡng có biên dạng giống như biên dạng của chi tiết gia công.

            2. Đặc điểm

                        + Khó thực hiện với những cơ cấu phức tạp.

                        + Gia công với độ chính xác cao, các chi tiết trong loạt có độ đồng đều cao.

                        + Dùng trong gia công hàng loạt.

                        + Có thể thay đổi độ khuếch đại giữa dưỡng và chi tiết gia công.

            3. Kỹ thuật: ( Hình 4.2)

                        + Dưỡng ( chức năng tương tự như thước côn) được gá lên vị trí của thước côn hoặc lên ụ động.

                        + Thả lỏng vít kẹp đai ốc chạy dao ngang với bàn dao ngang.

                        + Tựa đầu dò lên biên dạng của dưỡng gia công.

                        + Tiến hành cắt tương tự như khi gia công chi tiết côn bằng thước côn.

             

                                    Hình 4.2: Gia công mặt định hình bằng dưỡng chép hình

 

            III. Gia công mặt định hình bằng dao định hình

            1. Nguyên lý: Gia công mặt định hình theo phương pháp này thì biên dạng chi tiết gia công  sẽ được cắt bởi một dao với lưỡi cắt có biên dạng giống với biên dạng chi tiết gia công.

            2. Đặc điểm:

                        + Các chi tiết có biên dạng phức tạp rất khó chế tạo dao.

                        + Thường dùng trong chế tạo hàng loạt.

                        + Thông thường dùng để gia công chi tiết có chiều dài ngắn ( 60mm). Nếu chi tiết có chiều dài lớn thì có thể dùng 2 dao cắt nối.

            3. Kỹ thuật: ( Hình 4.3)

                        + Gá dao định hình lên ổ dao ( tùy theo loại dao). Dao có thể là dao thông thường, dao đĩa hoặc dao lăng trụ.

                        + Gá chi tiết gia công lên máy. Thông thường chi tiết đã được gia công với hình dáng và kích thước gần giống với chi tiết.

                        + Tiến hành gia công bằng cách tiến dao theo một hướng tương tự như khi gia công mặt côn bằng dao rộng bản.

                       

 

                        ( Hình 4.3): Gia công mặt định hình bằng dao định hình