Bài I: Kỹ thuật tiện chi tiết côn

 

            I. Khái niệm chung về mặt côn.

            Trong kỹ thuật người ta dùng rất nhiều chi tiết có mặt côn, các bề mặt côn có thể dùng để lắp ghép, để định vị, để cải thiện kết cấu chi tiết hoặc để tăng tính thẩm mỹ.

                      

                                        Hình. 1.1: Các thônh số của mặt côn.

 

            Mặt côn được đặc trưng bởi các yếu tố cơ bản sau: ( hình 1.1)

            + Góc côn

            Góc côn (2α) là góc tạo bởi hai đường sinh đối xứng qua trục của mặt côn.

            + Góc nghiêng ( nữa góc côn)

            Góc nghiêng (α) là góc tạo bởi đường trục và đường sinh của mặt côn.

            + Độ côn

            Độ côn được xác định theo công thức sau:

                        k =

                        . D là đường kính đầu mút lớn của mặt côn

                        . d là đường kính đầu mút nhỏ của mặt côn

                        . l là chiều dài của mặt côn

            + Độ nghiêng ( độ dốc)

            Độ nghiêng ( độ dốc) được xác định theo công thức sau:

                        Y = tgα =          

           

            II. Gia công chi tiết côn bằng cách tiến dao kết hợp bằng tay

                        1. Nguyên lý

                        Theo phương pháp này thì mặt côn được gia công bằng cách dùng tay thực hiện tiến dao dọc kết hợp tiến dao ngang thông qua các tay quay trên bàn xe dao. Độ côn được xác định bằng hai kích thước chuẩn là đường kính đầu mút lớn và đường kính đầu mút nhỏ.

                        2. Đặc điểm

                        + Dễ thực hiện, không yêu cầu dụng cụ, đồ gá phức tạp.

                        + Độ chính xác không có.

                        + Thường dùng để gia công các mặt côn chuyển tiếp trên chi tiết dạng trục.

3.Kỹ thuật

Trong quá trình tiện  theo phương pháp này thì khi cắt người ta đồng thời tiến dao theo hai hướng: Ngang bằng cách quay tay quay của bàn dao ngang, và Dọc bằng cách quay tay quay bàn xe dao hoặc tay quay của ổ dao trên ( ổ dao ở vị trí 0o, không xoay).

 

            III. Gia công chi tiết côn bằng dao rộng bản ( định hình)

                        1.Nguyên lý

                        Theo phương pháp này người ta dùng một dao có lưỡi cắt chính thẳng và chiều dài lớn, khi cắt lưỡi cắt nghiên một lượng bằng nửa góc côn so với trục quay của chi tiết. (Hình 1.2)

                        2. Đặc điểm

                        + Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện với độ chính xác cao.

                        + Độ chính xác phụ thuộc vào lưỡi cắt chính của dao và dưỡng so dao.

                        + Dùng để gia công các chi tiết côn có chiều dài bé hơn 20 – 25 mm.

                        3. Kỹ thuật

                        Để có mặt côn chính xác thì lưỡi cắt phải có chiều dài lớn hơn chiều dài mặt côn cần gia công và phải thẳng.

Để xác định độ côn người ta dùng một dưỡng so dao khi gá, dưỡng được áp sát vào mặt trụ theo một đường sinh, điều chỉnh dao sao cho lưỡi cắt chính trùng khít hoặt song song với cạnh còn lại của dưỡng. Sau khi điều chỉnh góc nghiêng xong, bỏ dưỡng ra và tiến hành cắt. Khi cắt người ta có thể thực hiện tiến dao ngang hoặc tiến dao dọc tùy theo góc côn.

         

                                       Hình. 1.2: Gia công mặt côn bằng dao rộng bản (định hình)                 

                        * Chú ý: Mặt phẳng so dao phải trùng với mặt phẳng pháp tuyến ( vuông góc với bề mặt gia công).

           

            IV. Gia công chi tiết côn bằng cách xoay ổ dao trên

                        1.Nguyên lý:

                        Mặt côn được gia công nhờ vào chuyển động của dao theo phương nghiêng so với trục quay của chi tiết. Việc tiến dao được thực hiện bằng ổ dao trên đã được xoay một góc bằng nửa góc côn. (Hình 1.3)                   

                        2. Đặc điểm

                        + Phương pháp này thực hiện khá phức tạp do phải tính toán, điều chỉnh xoay ổ dao.

                        + Độ chính xác của mặt côn phụ thuộc vào độ chính xác của mặt chia trên ổ dao.

                        + Phương pháp này có thể dùng để gia công bề mặt côn có độ dài khoảng 100mm.

                        3. Kỹ thuật

                        Dao được gá trên ổ dao. Thả lỏng hai vít kẹp ổ dao trên, xoay ổ dao trên một góc bằng với góc nghiêng của mặt côn ( xoay phải hay trái tùy theo hường nghiêng của mặt côn), góc nghiêng được xác định trên vạch chỉ thị được khắc trên đế quay hoặc trên bàn dao ngang, xiết chặt hai vít kẹp ổ dao trên lại, độ chính xác khi quay ổ dao có thể chỉ đạt được khoảng ½ độ. Trong phương pháp này dao được tiến bằng tay bằng cách quay tay quay của ổ dao trên. Để tiện các chi tiết côn có độ chính xác cao, người ta có thể xác định góc quay của ổ dao bằng cách dùng đồng hồ so tựa lên dưỡng côn.

                                     

                                    Hình. 1.3: Gia công mặt côn bằng cách xoay ổ dao trên.

 

            V. Gia công chi tiết bằng thước côn

                        1. Nguyên lý

Mặt côn được gia công nhờ vào chuyển động của dao theo phương nghiêng so với trục quay của chi tiết. Việc tiến dao sẽ được thực hiện bằng bàn xe dao ( tiến dao dọc), quỹ đạo của dao sẽ được quyết định bởi một thanh trượt dẫn hướng cho bàn dao trên, lắp cứng trên máy, được gọi là thước côn.( Hình 1.4)

                        2. Đặc điểm

                        + Phương pháp này thực hiện phức tạp.

                        + Có thể thực hiện tiến dao tự động.

                        + Phương pháp này dùng để gia công các mặt côn có độ dài khá cao ( đến khoảng 500 – 600 mm) và có độ dốc thấp.

                        + Phương pháp này thường dùng để chế tạo chi tiết hàng loạt.

                        3. Kỹ thuật:

            Khoá chặt giá đở thước côn  vào thân máy. Chú ý vị trí của giá đở thước côn ở nơi thích hợp khi gia công.

            Dao được gá thẳng trên ổ dao, tách ăn khớp giữa vít và đai ốc của bàn dao ngang ( mở vít khoá đai ốc với bàn dao ngang) để cho bàn dao ngang có thể trượt tự do.

            Xiết đai ốc kẹp trên con trượt của thước côn, thả lỏng hai vít ( ốc) kẹp thước côn lên giá đở, xoay thước côn một góc bằng nữa góc côn ( xem vạch chỉ thị trên giá đở). Xiết hai vít ( ốc) kẹp lại sau khi đã điều chỉnh xong.

            Khi gia công ta cho xe dao tiến dọc, do tác dụng của thước côn lên con trượt làm cho bàn dao ngang di chuyển. Kết quả là dao chuyển động theo phương hợp với trục quay của chi tiết một góc bằng nửa góc côn.

                                

                                               Hình. 1.4: Gia công bằng thước côn.

 

            VI. Gia công chi tiết côn bằng cách đánh lệch ụ động

                        1. Nguyên lý

Mặt côn được gia công nhờ vào chuyển động của dao theo phương nghiêng so với trục quay của chi tiết. Việc tiến dao sẽ được thực hiện bằng bàn xe dao ( tiến dao dọc), mặt côn sẽ được tạo nhờ vào độ lệch trục quay của chi tiết với phương chuyển động chạy dao dọc. ( Hình 1.5)

                        2. Đặc điểm

                        + Phương pháp này dùng để gia công các chi tiết dài, có độ côn rất nhỏ.

                        + Có thể chạy dao tự động.

                        + Không gia công được côn trong lỗ.

                        3. Kỹ thuật

            Phôi được gá trên hai mũi chống tâm. Thả lỏng kẹp ụ động lên thân máy, Dịch chuyển ụ động bằng cách vặn hai vít điều chỉnh ở hai bên sườn ụ động ( Đẩy ụ động ra xa để tiện côn ngược, và đẩy ụ động vào gần để tiện côn suôi). Ta có thể kiểm tra khoảng dịch chuyển của ụ động bằng các vạch chỉ thị ở phía cuối ụ động, hoặc có thể dùng căn mẫu và đồng hồ so.

            Dao được gá thẳng và tiến dao dọc bằng bàn xe dao.

            Chú ý: Phải dùng tốc để truyền chuyển động cho chi tiết, để tránh làm hỏng lỗ tâm do gá lệch người ta thường dùng mũi chống tâm chỏm cầu.

        

                                                Hình. 1.5: Gia công mặt côn bằng cách đánh lệch ụ động.

 

            VII. Kiểm tra mặt côn

            Góc côn được kiểm tra bằng thước đo góc vạn năng, góc mẫu hoặc dưỡng đo. Độ chính xác của góc côn xác địng bằng khe hở giữa mặt côn và dụng cụ kiểm tra. Nếu khe hở giữa mặt côn và dụng cụ kiểm tra ở phía đầu lớn thì có nghĩa là độ côn nhỏ đối với trục hoặc lớn đối với lỗ, nếu khe hở ở về phía đầu nhỏ thì có nghĩa ngược lại. ( Hình 1.6)

                     

      a) Kiểm tra bằng dưỡng đo.                       b) Kiểm tra bằng thước đo góc vạn năng.

          

                                                c) Kiểm tra bằng Calip côn.

                                                 Hình. 1.6: Kiểm tra mặt côn.