10 công cụ đàn áp trên Internet – TCPT số 46


-Hồng Phúc chuyển ngữ-

Những nước đàn áp nhất trên thế giới trực tuyến hiện đang sử dụng một loạt các chiến thuật mới, trong đó số phản ánh mức độ tinh tế đáng kinh ngạc, những nước còn lại thì chuyển biến từ những kỹ thuật cũ đã dùng trước đây. Từ các phần mền cao cấp độc hại của Trung Quốc đến các cuộc đàn áp bằng vũ lực ở Syria, nhưng các vụ gần đây có thể chỉ là những vụ khởi đầu…

Trong các báo cáo tin tức từ những quốc gia khó khăn nhất trên thế giới, năm nay các nhà báo đã thực hiện một sự thay đổi chấn động nhờ vào Internet và các công cụ kỹ thuật số khác. Viết blog, chia sẻ video, nhắn tin điện thoại, và truyền hình ảnh trực tiếp từ điện thoại di động đã nhanh chóng truyền tải các hình ảnh bất ổn ở quảng trường trung tâm Cairo và đại lộ chính ở Tunis đến với phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, các dụng cụ để ngăn chặn những công nghệ ấy cũng đã nhanh chóng xuất hiện. Nhiều kẻ áp bức đã dùng chiến thuật mới cho thấy sự tinh tế mỗi ngày mỗi tăng, từ email được hỗ trợ bởi chính quyền Trung Quốc thiết kế để tiếp cận các máy tính cá nhân của nhà báo cho đến các suy tính thời gian để tấn công những trang web tin tức tại Belarus. Điều ngạc nhiên là các công cụ trong bộ tài liệu mà các nước đàn áp sử dụng là những công cụ xưa cũ, bao gồm cả bắt giam các nhà văn trực tuyến ở Syria, hay việc sử dụng bạo lực đối với các blogger tại Nga.

Để đánh dấu Ngày Tự do Báo chí Thế giới, ngày 03 tháng 5, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã kiểm tra lại 10 chiến thuật đàn áp nhất trên toàn thế giới trực tuyến và các nước đi đầu trong việc sử dụng các dụng cụ này. Điều đáng ngạc nhiên nhất về những kẻ áp bức trực tuyến không phải ở chỗ họ là ai – họ là các quốc gia đã từng có thành tích lâu dài trong các cuộc đàn áp – nhưng làm thế nào họ thích nghi nhanh chóng các chiến lược cũ trong thế giới trực tuyến.

Trong hai quốc gia chúng tôi trích dẫn, Ai Cập và Tunisia, tuy các chế độ đã thay đổi nhưng người kế thừa vẫn chưa dứt khoát từ bỏ những hành động đàn áp. Các chiến thuật của các quốc gia khác như Iran, trong đó sử dụng công cụ tinh vi để tiêu diệt công nghệ chống kiểm duyệt, và Ethiopia đang độc quyền kiểm soát trên Internet – hiện đang theo dõi chặt chẽ, và mô phỏng, bởi các chế độ đàn áp khác trên toàn thế giới.

Dưới đây là 10 công cụ phổ biến nhất để áp bức trực tuyến.

CHẶN TRANG WEB
Quốc gia chính
: Iran

Nhiều nước kiểm duyệt các nguồn tin tức trực tuyến, sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước và các cổng Internet quốc tế để thực thi danh sách các trang web đen và chặn người dân sử dụng bằng các từ khóa nhất định. Kể từ khi có xung đột trong bầu cử tổng thống năm 2009, Iran đã gia tăng đáng kể sự tinh vi của họ trong việc ngăn chặn các trang mạng, cũng như nỗ lực để tiêu diệt công cụ cho phép các nhà báo truy cập hoặc lưu trữ nội dung trực tuyến. Vào tháng 01/2011, các nhà thiết kế của Tor – một công cụ chống kiểm duyệt, đã phát hiện ra rằng công cụ kiểm duyệt mà Iran đang sử dụng là hoàn toàn mới, có cả kỹ thuật tiên tiến để xác định và vô hiệu hóa các phần mềm chống kiểm duyệt. Trong tháng 10 vừa qua, blogger Hossein Ronaghi Maleki đã bị kết án 15 năm tù giam trong cáo buộc ‘phát triển những phần mềm lọc chống kiểm duyệt và điều hành máy chủ để giao lưu với các blogger khác ở Iran’. Cách đối xử của chính phủ Ira đối với phóng viên đã được CPJ liệt kê vào loại tồi tệ nhất trên thế giới. Cả Iran và Trung Quốc đang đứng đầu danh sách của CPJ năm 2010, thuộc dạng đàn áp các nhà báo tồi tệ nhất, với 34 nhà báo bị cầm tù ở mỗi nước. Nhưng bằng cách đầu tư vào công nghệ mới để ngăn chặn Internet và chủ động đàn áp những người phá vỡ các hạn chế đó, Iran đang gây chú ý và quan ngại nhiều nhất toàn thế giới.

KIỂM DUYỆT TINH TẾ
Quốc gia chính
: Belarus

Nếu các trang web thường xuyên bị chính phủ kiểm duyệt chặt chẽ thì sẽ dẫn đến việc khuyến khích người dùng tìm các cách khác để ứng phó việc kiểm duyệt. Kết quả là các chế độ trấn áp chỉ nhắm vào những thời điểm chiến lược quan trọng. Ở Belarus, trang mạng trực tuyến đối lập có tên Hiến chương 97đã dự đoán rằng trang web sẽ bị vô hiệu hóa trong lúc cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng mười hai vừa qua. Quả thực là trong ngày bầu cử, trang web đã bị tấn công bằng chiến dịch từ chối dịch vụ, hoặc tấn công DOS (denial-of-service). Một cuộc tấn công DOS ngăn chặn trang web hoạt động bình thường bằng cách làm quá tải máy chủ. Theo báo cáo ở địa phương, công ty mạng quốc gia Belarus ISP cố gắng xâm nhập vào trang web Hiến chương 97, tách riêng quyền kiểm soát và chuyển trang này đến một trang web giả mạo được tạo ra bởi một nhóm không rõ danh tính. Quan sát quốc tế cho biết rằng các cuộc bầu cử được tiến hành mà không có sự giám sát quan trọng như bảnHiến chương 97, thì đã bị hoen ố bởi nhà nước bí mật tiến hành việc bỏ phiếu, đếm phiếu và cả kiểm phiếm. Biện pháp công nghệ không chỉ nhắm vào Hiến chương 97, trang web của cơ quan này cũng đã bị đột kích vào đêm trước của cuộc bầu cử, và các biên tập viên bị đánh đập, bắt giữ, và bị đe dọa. Vào tháng 9/2010, người sáng lập của trang web là Aleh Byabenin, đã được tìm thấy treo cổ trong hoàn cảnh rất đáng nghi ngờ.

TỪ CHỐI DỊCH VỤ
Quốc gia chính
: Cuba

Các cuộc tấn công công nghệ cao chống lại các nhà báo trên Internet thật sự không cần thiết nếu truy cập vào các trang mạng hầu như không tồn tại. Tại Cuba, chính sách của chính phủ có những biện pháp kiềm chế Internet rất khắt khe. Chỉ một phần nhỏ dân số được phép sử dụng Internet ở nhà, còn lại đại đa số người dân phải đến các địa điểm của nhà nước để sử dụng và truy cập vào mạng, trong đó nhà nước kiểm tra danh tính, giám sát bằng ảnh/video, và hạn chế quyền truy cập vào các trang web không phải của Cuba. Để đăng bài hoặc đọc tin tức độc lập, các nhà báo trực tuyến phải đi đến các quán cà phê và sử dụng những tài khoản Internet được giao dịch trên thị trường chợ đen. Những người xoay theo hướng này cũng thường gặp trở ngại và phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Blogger nổi bật như Yoani Sanchez đã bị bôi bẩn trên truyền hình nhà nước, nơi mà tất cả người Cuba đều có thể xem được. Cuba và Venezuela gần đây đã công bố bắt đầu một số tuyến truyền hình cáp và điều này hứa hẹn sẽ gia tăng kết nối hình ảnh Cuba trên cộng đồng quốc tế. Nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ liệu công chúng có được hưởng lợi từ các sự cải tiến đó hay không.

KIỂM SOÁT CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG
Quốc gia chính: Ethiopia

Các hệ thống viễn thông ở nhiều nước có quan hệ chặt chẽ với chính phủ nhằm cung cấp phương tiện mạnh mẽ để kiểm soát truyền thông. Tại Ethiopia, công ty viễn thông nhà nước đã độc quyền kiểm soát mạng truy cập Internet, cũng như đường dây điện thoại cố định và di động. Mặc dù quản lý và thay đổi thương hiệu riêng với France Telecom trong năm 2010 nhưng chính phủ vẫn sở hữu và chỉ đạo Ethio Telecom, cho phép họ kiểm duyệt bất cứ điều gì va bất kỳ khi nào họ muốn. OpenNet Initiative, một dự án toàn cầu chuyên theo dõi các nước giám sát mạng Internet, nói rằng Ethiopia tiến hành các chọn lọc “đáng kể” những tin tức liên quan đến chính trị. Điều này phù hợp với các vụ đàn áp nhà báo của Ethiopia gần đây mà theo hồ sơ của CJP thì có bốn người trong số họ đang bị giam giữ liên quan đến các bài viết về tự do. Chính phủ Ethiopia không chỉ đơn giản kiểm soát đường dây điện thoại và mạng Internet. Nước này cũng đã đầu tư vào công nghệ gây nhiễu vệ tinh trên diện rộng để ngăn chặn các công dân tìm hiểu thông tin từ những nguồn tin nước ngoài, như các đài tiếng Amharic thuộc Đài Tiến nói Hoa Kỳ của Mỹ và đài Deutsche Welle của Đức.

TẤN CÔNG CÁC TRANG MẠNG ĐIỀU HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI
Quốc gia chính
: Miến Điện

Đối với các nhà báo là những người đã trốn ra khỏi đất nước, Internet là dụng cụ cho phép họ tiếp tục đưa tin và bình luận về quê hương của họ. Nhưng các trang web lưu vong vẫn thường phải đối mặt với sự kiểm duyệt và cản trở gây ra bởi các chính phủ nhà hoặc người đại diện của chính phủ. Các trang web lưu vong của người Miến Điện phải thường xuyên đối mặt với các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Trang tin tức Irrawaddy tại Thái Lan, trang Mizzima ở Ấn Độ, và Tiếng nói Dân chủ Miến Điện tại Na Uy đều có các cuộc tấn công do tin tặc gây ra và bị vô hiệu hóa hoặc làm chậm trang web của họ. Các cuộc tấn công thường xảy ra xung quanh các cột mốc chính trị nhạy cảm như ngày kỷ niệm Cách mạng Vàng, xảy ra vào 2007 do các tu sĩ lãnh đạo và đã bị chính phủ đàn áp dữ dội. Ngoài các cuộc tấn công kỹ thuật, chính quyền Miến Điện sử dụng thêm thêm bạo lực để trấn áp những tiếng nói đối lập. Trang web tin tức lưu vong thường phụ thuộc vào các nhà báo hoạt động bí mật trong nước để gửi các thông tin ra ngoài. Công việc bí mật này thường đi kèm với các rủi cực kỳ nguy hiểm: Có ít nhất năm nhà báo thuộc Tiếng nói Dân chủ Miến Điện đã bị các bản án dài hạn khi CPJ tiến hành khảo sát báo cáo hàng năm trên toàn thế giới trong tháng 12 năm 2010.

TẤN CÔNG BẰNG MALWARE
Quốc gia chính: Trung Quốc

Phần mềm có hại có thể được giấu trong các email, nhìn bề ngoài có vẻ như hợp pháp và được gửi thẳng vào tài khoản riêng của các nhà báo với một thông điệp khá thuyết phục nhưng để ý kỹ thì…đều là giả. Nếu mở các file ra, phần mềm sẽ tự động chạy và cài đặt trong máy tính cá nhân để thu thập các thông tin liên lạc của phóng viên, ăn cắp tài liệu mật, và thậm chí sử dụng máy tính cho các cuộc tấn công trực tuyến khác. Các nhà báo ở Trung Quốc thường xuyên tường trình về nước này là những nạn nhân của các cuộc tấn công, được gọi là “spear phishing”. Các cuộc tấn công trùng hợp với thời gian trao Giải thưởng Nobel Hòa bình 2010 cho nhà văn bị cầm tù và bảo vệ quyền con người Lưu Hiểu Ba, cũng như trong lúc nhiều nhà báo đưa tin về tình trạng bất ổn ở Trung Đông. Các chuyên gia bảo mật máy tính như Metalb Asia và SecDev đã tìm thấy các phần mềm nhắm vào các phóng viên, các nhà bất đồng chính kiến​​, và các tổ chức phi chính phủ.

TỘI PHẠM TRÊN MẠNG
Quốc gia chính
: Tunisia dưới chế độ Ben Ali

Xem thêm “Cuộc cách mạng Internet” của Tunisia sẽ chịu đựng như thế nào? trong TCPT số 43.

Sự kiểm duyệt của các trang mạng xã hội và email là chuyện khá phổ biến ở Tunisia dưới chế độ Zine el-Abidine Ben Ali, cũng như ở nhiều nước độc tài khác. Nhưng trong năm 2010, Cơ quan Internet của Tunisia đã nỗ lực thêm một bước xa hơn nữa, họ chuyển hướng người dùng ở Tunisia đăng nhập vào các trang Google, Yahoo và Facebook giả do chính phủ tạo ra. Từ các trang này, chính quyền đã ăn cắp tên người dùng và mật khẩu. Khi các nhà báo Tunisia trực tuyến đã bắt đầu nộp hồ sơ báo cáo về cuộc nổi dậy, nhà nước sử dụng dữ liệu đăng nhập của họ để xóa các tư liệu được đăng. Một chiến thuật phổ biến của tin tặc, việc sử dụng các trang web giả mạo để ăn cắp mật khẩu đã được thông qua bởi các đại lý và những người ủng hộ chế độ. Trong khi các tội phạm mạng dường như đã bị bỏ rơi với sự sụp đổ của chính phủ của Ben Ali vào tháng 01/2011, chính phủ mới đã không hoàn toàn từ bỏ quyền kiểm soát mạng Internet. Chỉ trong vài tuần, chính quyền mời tuyên bố sẽ tiếp tục chặn các trang web có nội dung “tế nhị, bạo lực, hoặc kích động thù hận.”

TẮT…INTERNET
Quốc gia chính: Ai Cập dưới chế độ Mubarak

Để bám vào quyền lực trong tình thế tuyệt vọng, Tổng thống Hosni Mubarak đã ra lệnh…tắt Internet tại Ai Cập vào tháng 1/2011, ngăn chặn các nhà báo trực tuyến báo cáo các tin tức ra thế giới bên ngoài, cũng như ngăn cản người dân Ai Cập xem và truy cập vào các nguồn tin tức trực tuyến. Ai Cập không phải là người đầu tiên cắt đứt liên kết với Internet để hạn chế tin tức: truy cập Internet ở Miến Điện đã bị đóng cửa trong cuộc nổi dậy năm 2007, và các khu vực Tân Cương ở Trung Quốc cũng đã có hoặc hạn chế người dân truy cập Internet trong lúc tình trạng bất ổn giữa các dân tộc gia tăng vào năm 2010. Chính phủ trên đà sụp đổ của Mubarak trong thời gian đó không thể duy trì lệnh cấm lâu dài và truy cập trực tuyến đã trở lại một tuần sau trong lúc biểu tình ngày càng dâng cao. Nhưng chiến thuật làm chậm lại hoặc gián đoạn truy cập Internet ở Ai Cập đã được các chính phủ Lybia và Bahrain mô phỏng lại, và tương tự, người dân đã phản ứng bằng cách xuống đường với các cuộc dậy nổi ở quy mô lớn. Mặc dù chế độ của Mubarak sụp đổ, nhưng chính phủ chuyển tiếp của quân sự cũng không mấy thoáng hơn trong việc nới lỏng kiểm duyệt mạng trực tuyến. Trong tháng 04/2011, một blogger chính trị đã bị kết án ba năm tù vì bị cáo buộc tội xúc phạm chính quyền.

BẮT GIỮ CÁC BLOGGERS
Quốc gia chính: Syria

Mặc dù số lượng các cuộc tấn công công nghệ cao trên báo chí trực tuyến và giam giữ tùy tiện vẫn là cách dễ nhất để phá vỡ các phương tiện truyền thông mới. Các blogger và phóng viên trực tuyến đã chiếm gần một nửa số người bị cầm tù trong thống kê của CPJ năm 2010. Syria vẫn là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới để viết blog do số blogger bị giam giữ ngắn hạn và dài hạn thường xuyên bị lặp đi lặp lại. Sau quyết định kín vào tháng 02/2011 của tòa án Syria, blogger Tal al-Mallohi bị kết án đến năm năm tù. Cô được 19 tuổi khi lần đầu tiên bị bắt giữ trong năm 2009. Blog của Al-Mallohi thảo luận về các quyền con người của Palestine, những thất vọng của các công dân Ả Rập đối với chính phủ của họ, và những gì cô cảm nhận được qua sự trì trệ trong thế giới Ả Rập. Trong tháng 03/2011, nhà báo trực tuyến Khaled Elekhetyar đã bị bắt giữ một tuần, trong khi các cựu blogger Ahmad Abu al-Khair đã bị bắt giữ lần thứ hai trong hai tháng.

DÙNG BẠO LỰC ĐỐI VỚI CÁC NHÀ BÁO TRỰC TUYẾN
Quốc gia chính: Nga

Ở các nước có tỷ lệ cao chống bạo lực báo chí, các nhà báo trực tuyến thường xuyên trở thành mục tiêu mới nhất. Tại Nga vào tháng 11/2010, blogger và cũng là doanh nhân nổi bật Oleg Kashin blogger đã bị tấn công nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ dẫn đến tình trạng hôn mê trong một thời gian khá dài. Trong khi đó, không có vụ bắt giữ nào được thực hiện trong cuộc tấn công Moscow, đó cũng là hình ảnh một nước Nga trong việc thực tâm giải quyết các vấn đề chống sử dụng bạo lực trong ngành báo chí. Cuộc tấn công vào Kashin là mới nhất trong một chuỗi các cuộc tấn công chống lại các nhà báo mạng, bao gồm một cuộc tấn công năm 2009 đối với Mikhail Afanasyev, một biên tập viên của tạp chí trực tuyến ở Siberia, và một vụ án liên quan đến Magomed Yevloyev vào năm 2008 thuộc nhà xuất bản ở vùng Ingushetia.

Danny O’Brien
Nguồn: CPJ

Xem trang blog của tác giả tại cpj.org / internet / hoặc theo dõi các bài viết trên trang Twitter.

TCPT46 – Tự do sáng tạo nghệ thuật tại Việt Nam